Các cụ khỏe là Vui, các cụ thọ là Mừng
Bài ảnh : Trần Đông - Báo Người cao tuổi
Xuân gần đến, tết đến gần, những ngày cuối năm mọi người càng bận rộn lo toan hơn, cán bộ nhân viên Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh vẫn miệt mài chăm lo miếng ăn giất ngủ cho các cụ. Nét mặt duyên dáng cô điều dưỡng viên cố dấu nét suy tư thẹn thùng hết mình chăm chút đút từng miếng cơm thìa cháo hơn người thân mình, dù có một số cụ thiểu năng mạt sát bản thân mình. Đồng lương phụ cấp có gấp nhiều lần đi nữa cũng không bù đắp đủ những lời phán, hành động, cử chỉ vô thức mà người điều dưỡng viên phải gánh chịu, nếu thiếu cái tâm để hành động có lẽ rằng khó có chị nào làm lâu bền tại trung tâm này nữa.
|
Điều dưỡng viên chăm chút đút từng miếng cơm, thức ăn cho các cụ. |
Từ ngoài cánh cổng sắt vào cơ quan bác bảo vệ niềm nở, tay vội kéo cánh cửa ra chào khách vào thăm viếng đã thổn thức lòng trắc ẩn của từng vị khách đến Trung tâm. Khung cảnh thanh tịnh, cây cối xanh tươi đủ bóng phủ những ngày nắng nóng, che chắn mùa mưa bão. Thật tự hào cho những người nhiều năm gánh thay trách nhiệm con cháu thân ruột các cụ, vượt tầm trở thành bản năng chăm chút từng giờ. Cụ nào mỏi mệt có người mát xa, đến giờ có người đút cơm, sáng sớm có người nâng dậy. Ngày này qua ngày khác, cứ tiếng kẻng là có cơm cháo, các cụ vui chơi tự tại tuổi già. Từng dãy phòng có một bộ bàn ghế để các cụ ngồi trò chuyện, vui chơi, đọc báo…, cuộc sống ở đây e còn vui hơn ở địa phương các cụ.
Vườn rau cải xanh tốt, thực phẩm hầu như đều sạch, tự cung tự cấp. Ngoài giờ tập thể cán bộ ở đây ra chăm lo vườn hoa, cây cảnh, bón luống rau lang, tưới rau cải, trồng thêm bù, bí, đậu, khóm sả…Cơ sở vật chất tuy đã khang trang nhưng còn thiếu nhiều, Giám đốc Trung tâm biến mình thành nhà sáng chế, tự thiết kế các vật dụng, cải hóa giường, điện, hệ thống nước sạch, nước thoát phù hợp nhu cầu sử dụng, nhất là khu phòng dành cho các cụ khó khăn đi lại. Để đảm bảo nhu cầu này, các chiếc giường được thiết kế lại tinh tế, giữa bề mặt gường được tạo ra cái lỗ hổng tiện đại tiểu tiện các cụ. Phía dưới giường lắp thêm tấm Inox trắng bóng hình phễu xuôi khoảng 15 độ, nước xả được thu gom bằng hệ thống ống nhựa ra nhà vệ sinh chung. Đường ống dẫn nước sạch vào được lắp đặt tại giường, các khóa van lắp đặt đầu gường tiện khi thao tác đóng mở, sau khi mở nước tự phun đều quanh làm sạch toàn bộ mặt sàn. Mỗi lần tắm rửa các cụ, nhân viên chỉ cần lấy vòi lắp tận nơi, khi cần sử dụng các cụ không phải đi lại vất vả, nguy hiểm đến tính mạng.
Cái tâm đi đôi cái tầm, nhờ cánh nghĩ này mà vị Giám đốc này đã thiết kế ra nhiều sản phẩm, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng các cụ, tiết kiệm thời gian, tiện lợi sử dụng, giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm kinh phí hàng chục triệu đồng/năm, Nếu có cái tầm và không có cái tâm có lẽ cũng khó mà làm những công việc này. Tính thời gian rỗi cực kì hạn hẹp, ngoài địa điểm Trung tâm này còn có một điểm khác tại huyện Lộc Hà, cách đây vài chục cây số. Hàng ngày, sáng sớm phải tranh thủ về dưới đó kiểm tra, chăm sóc các cụ, khoảng 10h về chỉ đạo nhà bếp, cùng ành chị em lo cơm trưa các cụ. Thức ăn có ngon không, đủ chất dinh dưỡng cho các cụ không , cơm đảm bảo không…? Nhắc nhủ nhân viên thật chu đáo, sạch từ trong ra ngoài, từ cái thìa, khăn lau, chậu rửa, đảm bảo bửa cơm ngon, vừa miệng các cụ. Chiều cũng thế. Cứ giờ rỗi vùi đầu suy nghĩ thiết kế cải tạo chế biến vật dụng phục vụ các cụ, ngoài ra còn nhiều công việc khác ông phải đảm bảo hoàn thành trách nhiệm.
Rời Trung tâm khi gió chiều nhẹ thoảng, khí trời se lạnh, mọi người tất bật về cùng tổ ấm, các cụ hồn nhiên trò chuyện vui kể nhau nghe những chuyện đã qua, tuy tuổi cao nhưng phong thái các cụ hầu như ai cũng trẻ hơn năm mười tuổi. Thấy các cụ vui mà lòng nao nao nhớ mẹ nơi quê nhà có ai sưởi ấm được như này không nhỉ…